Với khát vọng đóng góp giá trị cho nền kinh tế Quốc gia, Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia được ra đời với sứ mệnh là “Nơi ươm mầm và nâng tầm doanh nhân Việt,” nhằm phát động, hình thành, phát triển và đồng hành cùng các doanh nghiệp và nhà khởi nghiệp trong việc nỗ lực hoàn thành con đường khởi nghiệp bài bản, chuyên nghiệp nhất. Mà TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch danh dự Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia là người đã hoàn thành sứ mệnh vì "Một Quốc gia Khởi nghiệp".
Được ví như vị thủ lĩnh tinh thần của doanh nhân Việt, là một chính khách, TS Vũ Tiến Lộc, nguyên Chủ tịch VCCI, bằng trọn vẹn tâm lực của mình với những góc nhìn mang tầm vĩ mô, tổng thể và cách tiếp cận thực tiễn, sáng tạo, ông đã góp phần to lớn thúc đẩy công cuộc cải cách thể chế, hội nhập và cải thiện môi trường kinh doanh, mở mang sự phát triển cộng đồng doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân Việt. Ông chia sẻ: “Chủ tịch Hồ Chí Minh với những tư tưởng và quan điểm vượt thời đại về kinh tế thị trường và vai trò của doanh nghiệp doanh nhân. Bác Hồ đã sớm định hướng kinh tế thị trường ở Việt Nam khi viết trong điều lệ của Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội vào năm 1925 rằng sau khi giành được độc lập Việt Nam sẽ thành lập chính phủ nhân dân và thực hiện nguyên tắc tân kinh tế, mà chính sách tân kinh tế của Lênin là kinh tế nhiều thành phần.
Ngày 13/10 hàng năm là ngày doanh nhân Việt Nam, cần coi trọng “xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa”, với thông điệp “Doanh nhân - người lính thời bình”. Sức mạnh và vị thế của mỗi quốc gia phụ thuộc trước hết vào sức mạnh kinh tế, và trên mặt trận kinh tế thì doanh nghiệp, doanh nhân là lực lượng chủ công. Doanh nghiệp là tài sản quốc gia, doanh nhân là hiền tài đất nước.”
Nơi đây các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ thể hiện khát vọng khởi nghiệp và sáng lập doanh nghiệp Việt Nam, trong đó bao gồm cả những doanh nhân, chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và những người hoạt động trong lĩnh vực khởi nghiệp, liên quan đến khởi nghiệp, phát minh sáng chế tự nguyện tham gia hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, bảo vệ thương hiệu, sở hữu trí tuệ, phát minh sáng chế, đổi mới sáng tạo của hội viên.
TS Đinh Việt Hoà - Chủ tịch Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia chia sẻ: “Những chương trình hành động cụ thể của Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia sẽ là đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại, kết nối giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng, đặc biệt xây dựng cả một sàn thương mại điện tử theo mô hình nhân bản hạt nhân, các doanh nghiệp có thể tự tạo được website bán hàng, kết nối cổng thanh toán quốc gia. Diễn đàn "Tinh Hoa Hội Tụ - Quốc gia Khởi nghiệp ", đây cũng là dịp để cùng nhau giao lưu, kết nối, và làm quen với những doanh nhân, doanh nghiệp trẻ, là cơ hội để các doanh nhân cùng giao lưu, học hỏi và chia sẻ, học hỏi lẫn nhau trong các lĩnh vực đầu tư và kinh doanh. Sự kiện đã quy tụ hơn 200 doanh nhân là những hội viên của hiệp hội đã có mặt trong sự kiện ngày hôm nay cho thấy sự khát vọng hoài bão vươn ra biển lớn”.
Với mục tiêu xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia, tạo lập không gian khởi nghiệp; cung cấp thông tin về xu thế khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo, chuyển đổi số tại Việt Nam và thế giới; xây dựng, phát triển mạng lưới kết nối với các cơ quan, ban ngành, viện, trường, các tổ chức, doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà quản lý với cộng đồng khởi nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp khoa học công nghệ và các doanh nghiệp, tập đoàn tương hỗ phát triển khởi nghiệp.
Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của pháp nhân Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực khởi nghiệp hoặc liên quan đến khởi nghiệp theo quy định của pháp luật và công dân Việt Nam có mong muốn, chuẩn bị khởi nghiệp, nhà sáng lập doanh nghiệp, doanh nhân, chuyên gia, nhà quản lý có liên quan đến khởi nghiệp tự nguyện thành lập, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Hiệp hội, hội viên, cùng giúp đỡ, hỗ trợ nhau khởi nghiệp, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp bền vững và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tại một Diễn đàn về Du lịch, TS Vũ Tiến lộc chia sẻ: "Việc định vị thương hiệu như vậy đã nhấn mạnh hai lợi thế cạnh tranh cốt lõi của việc của Việt Nam là phát triển nông nghiệp - trở thành “vựa lúa” (gắn với ngành công nghiệp chế biến nông sản, thuỷ sản với giá trị gia tăng lớn) và du lịch phát huy lợi thế “bếp ăn” của thế giới với những giá trị ẩm thực đặc sắc. Tất nhiên, lợi thế phát triển du lịch không chỉ có nền ẩm thực đặc sắc và đằng sau nó là một nền nông nghiệp phong phú đa dạng, các tài nguyên, di sản thiên nhiên và các giá trị nhân văn vô giá của của dân tộc Việt. Với vị thế địa chính trị, địa kinh tế đặc biệt, Việt Nam là mảnh đất giao thoa và đối thoại của các nền văn minh lớn, là nơi hội tụ các giá trị văn hoá Đông Tây Kim Cổ, đó là một tài nguyên lớn..."
Ông chia sẻ thêm tại diễn đàn này: "Việt Nam cũng đang kể cho thế giới câu chuyện “Chiến tranh và Hòa bình”, câu chuyện hóa giải “chiến trường” thành “thương trường”, câu chuyện “chuyển thù thành bạn”, câu chuyện “về một nền ngoại giao cây tre” để “làm bạn với năm châu”...Với công cuộc đổi mới, chuyển từ kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường, chúng ta cũng kể cho thế giới câu chuyện thoát nghèo vĩ đại, đưa được hàng chục triệu đồng bào mình, từ khu vực nông nghiệp nông thôn với năng suất thấp sang khu vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ với năng suất cao hơn và đưa Việt Nam từ một trong những đất nước nghèo khó bậc nhất trên thế giới, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề , trở thành một nước có thu nhập trung bình và đang trong hành trình trở nên giàu có. Những câu chuyện đó, cùng các điều kiện địa lý, tự nhiên, lịch sử, văn hoá giàu có… đã tạo nên tiềm năng du lịch rất phong phú cho Việt Nam. Chúng ta là đất nước có bờ biển dài và đẹp, nhiều vùng rừng núi hoang sơ với những hang động đẹp, nhiều công trình kiến trúc cổ kính và nhiều lễ hội đặc sắc. 54 dân tộc anh em là 54 câu truyện đẹp của đất nước này. Các giáo sư Hoa Kỳ đã rất có lý để nhấn mạnh lợi thế phát triển du lịch Việt Nam mà “ bếp ăn của thế giới”, cả trên ý nghĩa ẩm thực và tinh thần, là một thương hiệu có tính chất khái quát sâu sắc. Những gợi ý này được đưa vào đầu những năm 2000, nhưng dường như đã bị lãng quên ngay sau đó. Và rồi, sau hơn chục năm sau, trong một chuyến đi công tác tại Thái Lan, tôi mới giật mình, thấy Thái Lan đã sử dụng chính slogan này để quảng bá cho du lịch Thái – “Thailand – The kitchen of the World”. “Thái lan – Bếp ăn của thế giới” chứ không phải Việt Nam. Tôi thấy có phần tiếc nuối. Thái Lan làm du lịch tốt hơn ta."
Ông nhắn nhủ rằng: "Để khép lại, tôi muốn trở lại ấn tượng của tôi về các Show diễn có chiều sâu và đầy sáng tạo “Ký ức Hội An”, hay “Tinh hoa Việt Nam”, “Tinh hoa Bắc Bộ” … được khách du lịch và báo chí công luận trong và ngoài nước đánh giá rất cao như là một trong những điển hình tiên phong trong đầu tư cho du lịch văn hoá. Tôi cũng đánh giá cao những cơ sở hạ tầng du lịch đẳng cấp mà các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực du lịch đã đầu tư. Hiện nay một số tỉnh thành phố đang nỗ lực xây dựng những câu chuyện, hệ sinh thái và cơ sở hạ tầng du lịch có hiệu quả và đây sẽ là một trong những hướng đi tôi thấy rất cần khuyến khích trong việc thúc đẩy những mô hình du lịch mới trong thời gian tới và những câu chuyện như vậy của từng vùng miền địa phương được xây dựng để kể những câu chuyện về đất nước, địa phương mình, bên cạnh việc quảng bá những di tích lịch sử, tài nguyên thiên nhiên, công trình kiến trúc. Điều này rất cần thiết cho chúng ta để giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc, giáo dục cho con cháu và chia sẻ cho bạn bè quốc tế. Du lịch là con người, là văn hóa, là cộng đồng, là bảo vệ môi trường. Các giá trị cốt lõi đó của ngành du lịch là các giá trị chúng ta cần theo đuổi. Du lịch là hoạt động đặc biệt quan trọng để tiếp thị Việt Nam. Trở lại câu chuyện về tiếp thị Việt Nam, tôi muốn nhắc lại câu chuyện đầu những năm 90 khi chúng ta đang rất nỗ lực để bình thường hóa mối quan hệ với Hoa Kỳ, và lúc đó cũng có nhiều chính khách và công chúng Hoa Kỳ còn có nhiều ý kiến khác nhau, ký ức về chiến tranh Việt Nam còn là điều ám ảnh nặng nề với họ. Tôi nhớ, cố thứ trưởng ngoại giao Lê Mai đã đưa ra một thông điệp quảng bá Việt Nam không gì thích hợp hơn trong lúc đó, Ông Lê Mai nói rằng: “Việt Nam không phải là một cuộc chiến tranh, Việt Nam là một đất nước” - “ Viet Nam is not a war, Viet Nam is the country” và thông điệp này đã góp phần lay động sự thức tỉnh trong công chúng Mỹ để thúc đẩy bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Sức mạnh của thông điệp là như vậy. Bây giờ, để thúc đẩy quan hệ của Việt Nam với thế giới, chúng ta đang tiếp tục truyền tải đi những thông điệp mạnh mẽ ra thế giới. Việt Nam không phải là một cuộc chiến, Việt Nam là một đất nước hoà bình thân thiện, Việt Nam là một công cuộc đổi mới và phát triển, Việt Nam là bạn của muôn phương, Hãy đến với Việt Nam, Việt Nam vẻ đẹp bất tận, Việt Nam bếp ăn của thế giới. Những thông điệp như thế là rất cần thiết. Các địa phương cũng có thể có những thông điệp riêng của mình…"
Được ví như vị thủ lĩnh tinh thần của doanh nhân Việt, là một chính khách, TS Vũ Tiến Lộc, nguyên Chủ tịch VCCI, bằng trọn vẹn tâm lực của mình với những góc nhìn mang tầm vĩ mô, tổng thể và cách tiếp cận thực tiễn, sáng tạo, ông đã góp phần to lớn thúc đẩy công cuộc cải cách thể chế, hội nhập và cải thiện môi trường kinh doanh, mở mang sự phát triển cộng đồng doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân Việt. Ông chia sẻ: “Chủ tịch Hồ Chí Minh với những tư tưởng và quan điểm vượt thời đại về kinh tế thị trường và vai trò của doanh nghiệp doanh nhân. Bác Hồ đã sớm định hướng kinh tế thị trường ở Việt Nam khi viết trong điều lệ của Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội vào năm 1925 rằng sau khi giành được độc lập Việt Nam sẽ thành lập chính phủ nhân dân và thực hiện nguyên tắc tân kinh tế, mà chính sách tân kinh tế của Lênin là kinh tế nhiều thành phần. Ngày 13/10 hàng năm là ngày doanh nhân Việt Nam, cần coi trọng “xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa”, với thông điệp “Doanh nhân - người lính thời bình”. Sức mạnh và vị thế của mỗi quốc gia phụ thuộc trước hết vào sức mạnh kinh tế, và trên mặt trận kinh tế thì doanh nghiệp, doanh nhân là lực lượng chủ công. Doanh nghiệp là tài sản quốc gia, doanh nhân là hiền tài đất nước.”
Với khát vọng đóng góp giá trị cho nền kinh tế Quốc gia, Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia được ra đời với sứ mệnh là “Nơi ươm mầm và nâng tầm doanh nhân Việt,” nhằm phát động, hình thành, phát triển và đồng hành cùng các doanh nghiệp và nhà khởi nghiệp trong việc nỗ lực hoàn thành con đường khởi nghiệp bài bản, chuyên nghiệp nhất. Hiệp hội là nơi cổ vũ tinh thần khởi nghiệp, giúp các hội viên đạt được khát vọng của mình trở thành những doanh nhân thành đạt thông qua các chương trình đào tạo, tư vấn, xúc tiến đầu tư, kết nối thị trường và cung cấp các dịch vụ rất chặt chẽ trong tổ chức, khả thi về mặt ứng dụng và chuyên nghiệp trong cách hoạt động giúp các hội viên gia tăng khả năng tạo dựng và phát triển các mối quan hệ kinh doanh dài lâu, bền chặt với đúng đối tượng khách hàng và đối tác.
Vinen