Khóa đào tạo tại Đà Lạt: Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho lãnh đạo, quản lý cấp cao của nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội và cơ sở nghiên cứu đào tạo khác tại địa phương

2024-08-29 15:51:00

Theo dòng chảy của lịch sử, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, bản sắc dân tộc nói chung và văn hoá dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình” nói riêng đang dần bị mai một, hơn bao giờ hết việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Mường là điều cần thiết phải làm. Hiện nay, tại nhiều vùng quê trên mảnh đất sử thi Mo Mường đã đang với nhiều hoạt động để gìn giữ và bảo tồn những giá trị quý báu của văn hóa dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình”. 

Gìn giữ và phát huy 

Văn hóa Mường (Hòa Bình) là một phần quan trọng trong kho tàng văn hóa Việt Nam, với những nét độc đáo và đặc trưng riêng của đồng bào dân tộc tại Hoà Bình. Giữ gìn bản sắc văn hóa Mường là trách nhiệm chung của cộng đồng, cần được thực hiện trên nhiều phương diện đó là: Bảo tồn các di sản văn hóa, nâng cao ý thức người dân, phát huy giá trị văn hóa và trong đó có việc giáo dục cho thế hệ trẻ, tích hợp các nội dung về văn hóa Mường vào chương trình giảng dạy ở nhà trường, tổ chức các hoạt động giao lưu sinh hoạt văn hoá cộng đồng, và những hoạt động ngoại khóa giúp cho giới trẻ hiểu biết và yêu thích văn hóa dân tộc của mình. 

Các giá trị văn hoá dân tộc Mường  là tài sản vô giá gắn kết cộng đồng dân tộc Việt Nam. Người Mường ở Hòa Bình đã sáng tạo ra những giá trị văn hóa độc đáo từ phong tục, tập quán, tín ngưỡng, ẩm thực, dân ca, tục ngữ, lễ hội, tri thức dân gian, Mo Mường… Còn “Văn hóa Hòa Bình” có vị trí quan trọng trong thời đại đồ đá ở Việt Nam, cũng như trên thế giới; là tài sản vô cùng quý báu của nhân loại. Tuy nhiên, theo dòng chảy của thời gian, cùng với nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, bản sắc dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình” đang dần bị mai một, hơn bao giờ hết việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Mường là điều cấp bách. 

Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình cho biết, tỉnh sẽ đầu tư hỗ trợ khôi phục nhà sàn người Mường truyền thống nhằm bảo tồn không gian văn hóa phục vụ khách tham quan. Đồng thời, tỉnh hoàn thiện hồ sơ khoa học di sản văn hóa Mo Mường trình Thủ tướng Chính phủ, trình tổ chức UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Tỉnh tổ chức kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa, khôi phục, phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Mường về tập quán xã hội và tín ngưỡng, lễ hội truyền thống, nghệ thuật trình diễn dân gian, nghề thủ công truyền thống, tri thức dân gian, tiếng nói, chữ viết, ngữ văn dân gian.  Có thể nói, trong tâm thức người Mường, ngôi nhà sàn không chỉ là chỗ ở mà còn là biểu hiện của lối sống, phong tục, tập quán, tín ngưỡng của người Mường. Mặc dù ngôi nhà sàn đơn giản nhưng chứa đựng cả một kho tàng văn hóa lịch sử vô cùng đặc sắc từ sử thi “Đẻ đất, đẻ nước” cho đến hôm nay. Từ ngôi nhà sàn sẽ tạo thành nguồn lực phục vụ phát triển văn hoá cộng đồng, bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút đầu tư, tạo việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống văn hóa tinh thần cho người dân.

Hiện nay, tại nhiều vùng quê đã mất đi những giá trị quý báu của văn hóa dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình”. Trước tình hình đó, tỉnh Hòa Bình đã và đang nỗ lực thực hiện công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể và văn hóa vật thể của người Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình” trên địa bàn của tỉnh. Năm 2023, tỉnh Hòa Bình đã ban hành Đề án Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình” giai đoạn 2023-2030 để tiếp tục nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa và truyền thống tốt đẹp của người Mường; góp phần quảng bá, giới thiệu về vùng đất, con người Hòa Bình, xây dựng những sản phẩm du lịch độc đáo để thu hút du khách trong nước và quốc tế, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội tỉnh trong thời gian tới”.

Để gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh Hòa Bình hỗ trợ các nghệ nhân tham gia bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa; khuyến khích các nhà khoa học tham gia nghiên cứu; khuyến khích con em người dân tộc Mường đang học tập trong lĩnh vực văn hóa về làm việc trong cơ quan văn hóa các cấp để tích cực thúc đẩy những hoạt động để gìn giữ văn hoá dân tộc bản địa.

Bản làng xã Cao Dương xây dựng và bảo tôn văn hoá Mường

Băng Hợp – xã cao Dương, huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình là thôn nằm cách trung tâm xã Cao Dương 1,5 km, khu dân cư làng Băng Hợp có 130 hộ, với 561 khẩu. Thôn có 03 dân tộc chính cùng sinh sống: Dân tộc Mường chiếm 98 %; còn lại là Dân tộc Kinh và dân tộc khác chiếm 2% ; dân cư sinh sống chủ yếu bằng nghề Nông nghiệp và buôn bán nhỏ lẻ, thu nhập bình quân đầu người đạt 50 triệu đồng/người/năm, hộ nghèo năm 2024 giữ nguyên 06 hộ chiếm tỷ lệ 4,6 %. Khu dân cư được chia thành 6 cụm dân cư tự quản hoạt động có hiệu quả. 

Năm 2024 dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận cấp trên, sự lãnh đạo trực tiếp của Chi ủy Chi bộ thôn, Ban Công tác Mặt trận đã phát huy trách nhiệm, phối hợp với Ban quản lý, các Chi hội đoàn thể trong thôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân ở khu dân cư tổ chức thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, xây dựng đời sống văn hoá và bảo tồn giá trị truyền thông của dân tộc. Nhân dân trong thôn luôn đoàn kết, phát huy đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, khắc phục khó khăn để vươn lên, xây dựng khu dân cư ổn định và ngày càng phát triển về mọi mặt, giữ vững danh hiệu Khu dân văn hóa của xã và một trong những thôn tiêu biểu của xã.

Thực hiện theo đường lối của Đảng và Nhà nước, Nhân dân thôn, xóm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của chính quyền, tích cực hưởng ứng, tham gia lao động sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế, các hoạt động xã hội, các phong trào bảo về an ninh thôn, giữ gìn cảnh quan môi trường xanh sạch đẹp, tạo sức lan tỏa thiết thực, hiệu quả góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần của Nhân dân, mối quan hệ trong khu dân cư ngày càng đoàn kết, gắn bó. Đặc biệt thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.

Trước yêu cầu ngày càng cao về công tác xây dựng cộng đồng khu dân cư, bà con Nhân dân thôn, xóm trên địa bàn xã cần tăng cường đoàn kết hơn nữa, đoàn kết thật sự và rộng rãi, nhằm phát huy sức mạnh của Nhân dân, thực hiện dân chủ với mục tiêu hướng đến coi trọng việc xây dựng, cải tạo cơ sở hạ tầng sáng - xanh - sạch - đẹp theo tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu; khu dân cư không có tệ nạn xã hội, không có người vi phạm pháp luật, thực hành dân chủ và giữ gìn kỷ cương; xây dựng khu dân cư văn minh, giàu đẹp, cuộc sống của mọi người, mọi nhà ngày càng ấm no, hạnh phúc. Việc chung tay đóng góp của các cá nhân, tổ chức, các đoàn thể và con em địa phương trên địa bàn đã góp phần bảo tồn giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Mường.

Đặc biệt, trong những ngày lễ Tết, đồng bào dân tộc nơi đây thường xuyên tổ chức các chương trình ca múa nhạc, biểu diễn và hát dân ca truyền thông của đồng bào dân tộc mình, đây là nơi để các hế hệ trẻ, các em nhỏ được học hát, luyện tập và biểu diễn những điệu dân ca Mường ngọt ngào, sâu lắng. Về trang phục các chị em vẫn giũ nguyên những trang phục truyền thống đi biểu diễn và đi lễ hội, qua đó giúp các thế hệ trẻ tìm hiểu và gìn giữ trang phục truyền thống của người Mường. 

Đối với nhạc cụ các chị em được học chơi các nhạc cụ truyền thống như khèn, đàn môi và chiêng tạo nên âm thanh đặc trưng của văn hóa Mường. Tiếp đến là ẩm thực các chị em được giới thiệu và chế biến các món ăn đặc sản của người Mường, giúp các các thế hệ trẻ thêm yêu thích ẩm thực quê hương. Tại xã cao Dương thường xuyên tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho đồng bào. Hơn thế nữa về văn hóa dân gian được tìm hiểu và lưu giữ những câu chuyện, truyền thuyết, lễ nghi, phong tục tập quán của người Mường qua bao đời nay.

Công tác khôi phục các lễ hội truyền thống tiêu biểu, các trò chơi dân gian gắn với xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn đã và đang được chính quyền các cấp địa phương, từ tỉnh xuống đến xã, thôn xóm đã luôn chú trọng phát huy, với nhiều hoạt động như phục dựng, phát huy các lễ hội truyền thống đặc sắc, trang phục truyền thống, xây dựng nhà sàn truyền thống, hát dân ca, nghệ thuật chiêng Mường, Mo Mường và phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Mường Hòa Bình…

Có thể nói, việc “Gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Mường” là một hoạt động không thể thiếu, sẽ góp phần giáo dục cho thế hệ trể ý thức bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, giúp con em đồng bào phát triển toàn diện. Góp phần xây dựng môi trường, làng xã thân thiện, gắn liền với bản sắc văn hóa dân tộc cùng với đó tạo giá trị lan tỏa văn hóa Mường đến với du khách trong và ngoài nước mỗi khi đến với Hòa Bình, cái nôi của người Mường – văn hoá Mo Mường, mảnh đất sử thi đẻ đất đẻ nước người Mường.

Việc xây dựng khu làng văn hoá là gắn với bảo tồn giá trị truyền thống người Mường đang mở ra cơ hội để bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, khai thác tiềm năng du lịch sẵn có tại địa phương. Với những hoạt động đồng bộ trên sẽ mang lại hiệu quả thiết thực trong việc khai thác giá trị di sản văn hóa dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình” vừa khơi dậy niềm tự hào, vừa trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội  Hòa Bình trong thời gian tới; góp phần từng bước nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc Mường ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa và tạo ra các sản phẩm văn hóa có giá trị phục vụ phát triển du lịch bền vững. Mong rằng, những nét đẹp, bản sắc văn hóa truyền thống đặc sắc của người Mường xã Cao Dương - Lương Sơn tiếp tục được giữ gìn, phát huy hơn nữa trong thời gian tới./.

Thực hiện: Trung Anh
Biên tập: Hoàng Anh
Kỹ thuật: Khánh An

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới